Đối với những người dùng hiểu về công nghệ và thường xuyên sử dụng Laptop thì khái niệm về CPU có lẽ đã trở nên quá quen thuộc, tuy nhiên nếu bạn thuộc tuýp người đó thì đây sẽ là bài viết mà bạn không nên bỏ qua.
Nên lựa chọn CPU như thế nào cho Laptop?
1. CPU là gì?
CPU được viết tắt từ cụm từ Central Processing Unit, hiểu nôm na là bộ xử lý trung tâm. Trên một chiếc máy tính nói chung và Laptop nói riêng thì CPU có thể xem như "bộ não" của thiết bị khi mọi thông tin, dữ liệu,... đều được thu thập và xử lý, sau đó đưa ra những lệnh điều khiển cho mọi hoạt động của Laptop.
CPU được xem là bộ não của chiếc máy tính
Về cơ bản, CPU được cấu tạo từ hàng triệu bóng bán dẫn được sắp xếp với nhau trên một bảng mạch nhỏ. Trong đó, khu vực trung tâm sẽ được chia thành 2 khối chính là khối điều khiển gọi là CU và khối tính toán gọi là ALU.
- Khối điều khiển (CU) sẽ xử lý, biên dịch các yêu cầu và thao tác từ người dùng sang ngôn ngữ máy nhằm giúp cho việc điều khiển được chính xác hơn.
- Khối tính toán (ALU) có chức năng tính toán các con số toán học và logic sau đó đưa ra kết quả cho các quá trình xử lý kế tiếp.
2. Phân loại chip
Hiện nay chip Intel đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất, áp dụng với các dòng Laptop từ giá rẻ đến cao cấp. Cụ thể người dùng sẽ có 4 sự lựa chọn khác nhau theo thứ tự gồm Core i3, i5, i7 và i9. Mỗi loại sẽ có cấu tạo và hiệu năng hoạt động khác nhau, tùy vào từng nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Việc so sáng giữa các mẫu chip với nhau không đơn thuần chỉ dựa trên tên gọi, mà còn dựa vào một số thông tin cụ thể hơn như Số nhân, Số luồng, Xung nhịp, Turbo Boost, Hyper-Theading và Cache.
Cụ thể:
- Nhân: đây là một thành phần quan trọng trên chip có chức năng xử lý thông tin, do đó nhân càng nhiều thì chip càng mạnh, xử lý công việc càng nhanh.
- Luồng: có thể hiểu là các nhân ảo và càng nhiều luồng thì thông tin cũng sẽ càng được xử lý nhanh hơn.
- Xung nhịp: chu kì quay của CPU/giây được xem là xung nhịp, chỉ số này càng lớn thì hiệu năng của máy càng cao, tuy nhiên mức độ tỏa nhiệt và tiêu thụ điện năng cũng càng lớn.
- Turbo Boost: trên các dòng chip thế hệ mới hiện nay thì Turbo Boost đang dần trở thành một tiêu chuẩn, nó giúp tăng tốc độ xung nhịp khi cần thiết để đáp ứng tốt hơn cho các tác vụ nặng.
- Hyper-Theading: tương tự như Turbo Boost, công nghệ này cũng giúp tăng hiệu năng hoạt động của máy, tuy nhiên mức chênh lệch thường không quá 20%.
- Cache: đây là bộ nhớ đệm giữa CPU và RAM, nếu bộ nhớ đệm này hết thì CPU sẽ lấy dữ liệu từ RAM, khiến hiệu năng máy giảm sút, do đó Cache càng lớn thì bộ nhớ RAM sẽ càng được giải phóng, tốc độ xử lý cũng từ đó được tăng lên.
3. Lựa chọn CPU như thế nào?
- Chip i3: phù hợp với những nhu cầu sử dụng cơ bản nhất như lướt web, xem phim, nghe nhạc, các tấc vụ văn phòng liên quan đến Microsoft Office,... Đây cũng là dòng chip có mức giá "dễ gần" nhất.
- Chip i5: sẽ là sự lựa chọn dành cho những ai có nhu cầu cao hơn đôi chút, chiến các tựa game online (không quá đòi hỏi về cấu hình). Loại chip này cũng được chia thành 2 dòng nhỏ là G và Q (hiệu năng cao), có thể đáp ứng tốt một số tác vụ liên quan đến đồ họa cơ bản.
Tùy thuộc vào từng nhu cầu mà chúng ta có thể cân nhắc lựa chọn
- Chip i7: khả năng thực hiện các tác vụ đa nhiệm, mở nhiều cửa sổ mở cùng một lúc sẽ tốt hơn chip i3 và i5. Với chip i7, bạn có chạy các ứng dụng đồ họa như Photoshop, Lightroom hay thậm chí là Premier một cách dễ dàng, tuy nhiên mức giá cũng sẽ không hề dễ chịu như 2 người đàn em.
- Chip i9: có thể nói đây chính là dòng chip xử lý trên Laptop mạnh mẽ nhất hiện nay. Việc được tích hợp nhiều lõi đã giúp tăng hiệu năng cũng như tốc độ xử lý của hệ thống lên đáng kể, với i9 thì mọi tác vụ sẽ đều được đáp ứng một cách hoàn hảo và mượt mà nhất. Tất nhiên giá bán cũng sẽ là cao nhất trong 4 cái tên và thường được tích hợp trên các dòng máy cao cấp.
4. Hướng dẫn kiểm tra thông số CPU
Để có thể biết được máy tính hoặc Laptop của mình đang sử dụng chip, các bạn chỉ cần làm theo 4 bước sau đây:
Start -> Control Panel -> System and Security -> System.
Như thông tin hiển thị trên hình thì chúng ta có thể hiểu đơn giản là máy tính chúng ta sử dụng Chip Core i5 thế hệ thứ 4 (4xxx) của Intel, mức xung nhịp 3.2GHz.
0 Comments